1. Social content là gì?

Social content là một thuật ngữ chỉ những loại nội dung được xây dựng và sáng tạo trên nền tảng internet và các trang mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Youtube, Twitter, Snapfish, … Các nhà tiếp thị sẽ đăng tải những nội dung phù hợp với đối tượng mục tiêu dựa trên hai mục đích chính sau đây:

  • Nội dung gây ấn tượng với khách hàng khiến thương hiệu trở nên quen thuộc trong mắt người tiêu dùng.
  • Nội dung cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng, từ đó thuyết phục họ dùng mua và sử dụng sản phẩm/ dịch vụ.
Social content
Social content là công việc sáng tạo nội dung trên mạng xã hội.

Trong lĩnh vực tiếp thị nội dung, social content marketing luôn được ưu tiên áp dụng hàng đầu vì tính hiệu quả cao với chi phí thấp. Theo đó, các kênh mạng xã hội có đặc điểm chung là tồn tại như một hệ sinh thái đa dạng và có độ tương tác cao với người sử dụng. Nó cho phép người dùng có thể tương tác trực tiếp trên các trang mạng xã hội, đưa ra phản hồi và nhận xét thông qua hình thức like (thích), share (chia sẻ) và comment (bình luận), …

Các nhà tiếp thị có thể tiến hành đo lường, phân tích và đánh giá hành vi cụ thể của đối tượng khách hàng. Ngoài ra, bằng cách chia sẻ hình ảnh hoặc các bài viết, … chính người dùng đã đóng góp vào việc lan truyền nội dung trên mạng xã hội.

2. Những loại social content marketing được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Social content marketing cho phép doanh nghiệp xây dựng các nội dung dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm thu hút người xem và tương tác phản hồi trực tiếp. Dưới đây là một số loại social content được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:

Chữ viết (Text)

Đây là định dạng đầu tiên và cơ bản nhất được các nhà tiếp thị sử dụng trong hầu hết các chiến dịch marketing. Thông qua bài viết, tác giả sẽ cung cấp những nội dung hữu ích cho khách hàng tiềm năng để giúp họ giải quyết vấn đề.

Content càng cung cấp những thông tin phù hợp với nhu cầu của khách hàng thì càng dễ thu hút sự quan tâm của họ tới sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Khi khách hàng đưa ra quyết định mua hàng, điều đó có nghĩa là họ đã dành sự tín nhiệm cho doanh nghiệp của bạn.

Content text đầy đủ thông tin nhưng khó có thể truyền tải sinh động

Tuy nhiên, định dạng nội dung này sẽ có một số hạn chế nhất định:

  • Vì được viết bằng văn bản nên khó có thể truyền tải nội dung và cảm xúc một cách sinh động như các content ở dạng hình ảnh, video, …
  • Thị hiếu và nhu cầu của con người thay đổi theo thời gian và môi trường sống. Vì thế, người dùng hiện đại có xu hướng thích tiếp cận thông tin dưới dạng hình ảnh, video hơn là chỉ có chữ viết.
  • Nếu chỉ sử dụng “văn bản” để marketing sẽ khó cạnh tranh đối với đối thủ

Video

Video content là một dạng tiếp thị nội dung sử dụng video để truyền tải thông tin truyền thông đến khách hàng. Theo tổng hợp từ dữ liệu truyền thông, tại Hội nghị Publish Asia 2019, WAN-IFRA đã nêu ra 7 sự thay đổi mang tính bước ngoặt của truyền thông thế giới trong thời đại kỹ thuật số.

Trong đó, đáng chú ý là sự thay đổi từ ảnh cộng với text sang đa phương tiện và từ TV truyền thống sang trình chiếu video trực tuyến dạng streaming hoặc video theo yêu cầu (VoD).

Có thể nói, đối với truyền thông và marketing, những sự thay đổi này giúp các doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt và phục vụ theo nhu cầu của khách hàng hiện đại.

Theo đó, đa số người dùng hiện nay thích xem video hơn là đọc thông tin từ những bài text, mặc dù nội dung ở cả 2 hình thức là giống nhau. Video cho phép người làm tiếp thị truyền tải những thông điệp cốt lõi về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp một cách súc tích, đầy đủ thông tin mà vẫn mang tính giải trí cao.

Social content
Xu hướng sử dụng video trong social content marketing ngày càng trở nên phổ biến

Các loại video content thông dụng bao gồm livestream, vlog, hình động GIF, video chia sẻ cảm nhận của khách hàng, … So với các loại hình khác thì video content đem lại sự tương tác rất tốt đối với cả doanh nghiệp và khán giả khi có thể kết hợp cả hai yếu tố âm thanh và hình ảnh.

Muốn phát triển và tìm kiếm khách hàng, doanh nghiệp cần phải tiếp cận các nền tảng mà cả người đọc và người xem đang tập trung đông ở đó. Và chắc chắn đó đều là những nền tảng số, gắn liền với những sản phẩm marketing mới.

Chẳng hạn như từ năm 2020 tới nay, giới content marketing đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội video ngắn Tik Tok. Sức lan tỏa và ảnh hưởng của Tik tok đã khiến các ông lớn như Google cho ra mắt tính năng YouTube Shorts hay Facebook thử nghiệm Reels trên nền tảng Instagram,…

Điều đó vừa có lợi nhưng cũng vừa hạn chế đối với doanh nghiệp. Bởi vì nếu các video content của doanh nghiệp không đủ hấp dẫn, không có sức cuốn, nó sẽ không thể giữ chân người xem ở lại đến cuối cùng.

Hình ảnh/ Infographic

Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng não bộ của con người có thể ghi nhớ hình tượng (âm thanh, màu sắc, hình ảnh) nhanh hơn 60000 lần so với các đoạn văn bản. Do đó, sử dụng hình ảnh trong tiếp thị sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải thông tin tới khách hàng một cách trực quan và sinh động nhất.

Bên cạnh đó, trong số nhiều hình thức content marketing khác nhau, infographic là một trong những hình thức thực sự có thể tạo ra sức ảnh hưởng lớn đối với khách hàng. Infographic là một đồ họa thông tin giúp nhà tiếp thị truyền tải nội dung đầy đủ và trực quan đến với người đọc.

Infographic sẽ bao gồm cả hình ảnh, sơ đồ và thông tin ngắn gọn bằng chữ viết để khách hàng có thể nắm bắt tin tức một cách dễ dàng và dễ nhớ nhất. Để xây dựng content dạng này, các content creator cần phải có khả năng tóm tắt thông tin một cách logic và có khả năng đồ họa để xây dựng infographic chất lượng nhất.

Tất nhiên, bạn không thể sử dụng Infographics cho mọi thứ. Việc lạm dụng infographic trong social content marketing sẽ dẫn tới tác dụng ngược. Do đó, người sáng tạo nội dung cần biết cân nhắc, lựa chọn đúng thời điểm và hình ảnh để sử dụng định dạng nội dung này một cách hiệu quả và phù hợp nhất.

Podcast

Mặc dù mới chỉ xuất hiện trong thời gian gần đây nhưng Podcast đã chiếm được ưu thế khá lớn trong lĩnh vực social content. Podcast là sự ghép nối giữa hai từ “iPod” (một thương hiệu máy nghe nhạc của Apple) và “broadcast” (phát sóng). Đây là một kênh lưu trữ các tệp âm thanh và có sẵn trên internet. Người dùng có thể nghe và tải về những nội dung trong Podcast trên các ứng dụng như iTunes, Spotify, …

Sử dụng Podcast trong social content đòi hỏi ở marketers sự tỉ mỉ và chuyên môn nhất định

Podcast thực sự là không gian giao lưu trực tiếp vô cùng chân thật, hấp dẫn giữa doanh nghiệp với khách hàng. Qua những nội dung chất lượng, cách thức tương tác và phản hồi nhanh chóng, doanh nghiệp sẽ có cơ hội để thấu hiểu những trở ngại, khó khăn hay mong muốn của khách hàng.

Để xây dựng được “kênh” Podcast giá trị, đội ngũ content creator cần phải lên ý tưởng độc đáo, thú vị và tìm kiếm những khách mời phù hợp để duy trì và phát triển nội dung tiếp thị.

Ngoài những loại content đã kể trên, một số doanh nghiệp còn sử dụng các dạng content social khác để tiếp cận khách hàng như: Ebook, stories, reel, các biểu mẫu, liên kết, … Việc lựa chọn loại social content nào để xây dựng nội dung truyền thông sẽ phụ thuộc vào mục tiêu và sự ưu tiên khác nhau của từng doanh nghiệp.

Do đó, hãy xác định những loại nội dung hữu ích và sử dụng nền tảng xã hội phù hợp để tạo ra những content nổi bật và thu hút thành công khách hàng tiềm năng.

 

3. Các bước xây dựng chiến lược social content hiệu quả nhất

Muốn xây dựng và phát triển một chiến lược social content hiệu quả, mỗi doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và tìm ra nội dung cũng như lựa chọn nền tảng truyền thông phù hợp với nhu cầu và mục đích tiếp thị. Dưới đây là 5 bước xây dựng chiến lược social content mà các bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Đặt mục tiêu và xác định đối tượng

Bước đầu tiên khi hướng tới chiến lược social marketing lâu dài là đặt ra những mục tiêu về tiếp thị nội dung của doanh nghiệp. Quá trình này liên quan đến việc tìm hiểu sâu các giá trị thương hiệu cũng như nghiên cứu đối tượng khách hàng tiềm năng.

Thông thường, một chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội sẽ được tạo ra để đạt được những mục tiêu như sau:

  • Nâng cao nhận thức của khách hàng về thương hiệu
  • Thu hút khách hàng tiềm năng
  • Tăng doanh số bán hàng
  • Tăng mức độ tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng
Social content
Mục tiêu tiếp thị như là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp phát triển nội dung content và các chiến dịch truyền thông hiệu quả

Mục tiêu tiếp thị càng cụ thể, rõ ràng thì doanh nghiệp sẽ càng dễ đưa ra sự lựa chọn và điều chỉnh social content phù hợp. Từ đó đáp ứng các mục tiêu đã đề ra tốt hơn. Ví dụ: mục tiêu tiếp thị của doanh nghiệp là chuyển đổi doanh số bán hàng nhiều hơn từ các phương tiện truyền thông xã hội.

Căn cứ theo cơ sở đó, chiến lược marketing của doanh nghiệp sẽ tập trung tạo ra các bài đăng trên những trang social media khác nhau như Facebook, Instagram, Tiktok, … để điều hướng người xem đến landing page hoặc một kênh tiếp thị nào đó nằm trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải xác định và tạo ra phân khúc khách hàng cụ thể. Doanh nghiệp càng có cái nhìn sâu sắc và rõ ràng về khán giả của mình, khả năng chiến dịch marketing được đón nhận càng cao.

Bước 2: Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp

Khi đã xác định được mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp cần lựa chọn những trang mạng xã hội phù hợp để phát triển nội dung tiếp thị. Việc lựa chọn kênh truyền thông phù hợp với mục tiêu và mô hình kinh doanh rất quan trọng. Bởi vì khi thực hiện một chiến dịch social content, không phải lúc nào độ phủ sóng ở nhiều nền tảng khác nhau cũng mang lại hiệu quả cao nhất.

Khi doanh nghiệp tập trung nguồn lực để xây dựng và phát triển một số kênh truyền thông thông chính thì sẽ có cơ hội nhận được kết quả tốt nhất và tiết kiệm tối đa chi phí. Điều quan trọng là chúng sẽ trở thành những cầu nối phù hợp để doanh nghiệp có thể giao tiếp với khách hàng.

Đôi khi, việc lựa chọn kênh truyền thông để xây dựng và phát triển nội dung sẽ phụ thuộc vào loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.

Ví dụ, doanh nghiệp kinh doanh thời trang/ phụ kiện cho giới trẻ sẽ ưu tiên phát triển social content trên các trang mạng facebook, instagram, tiktok và pinterest. Bởi vì theo một số kết quả khảo sát, đây là những nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất trong thế hệ Y và Z.

Hơn nữa, những nền tảng này ra đời nhằm phục vụ cho việc đăng tải hình ảnh, video ngắn để tương tác và chia sẻ giữa người sử dụng và quảng bá hình ảnh cá nhân. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn kênh social media cho chiến dịch marketing dựa vào việc phân tích hiệu quả của các chiến dịch đã thực hiện trước đó.

Bước 3: Xây dựng chiến lược nội dung

Một chiến dịch social content thành công trên các nền tảng xã hội cần phải đảm bảo tính nhất quán khi truyền tải nội dung. Chính vì vậy, việc xây dựng chiến lược content là điều thiết yếu đối với mỗi doanh nghiệp.

Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định thông điệp chính của từng chiến dịch marketing cụ thể. Việc này giống như hình thành một sơ đồ cây khi triển khai chiến lược social content marketing. Điều này sẽ giúp marketers tạo ra các content chất lượng, đúng chủ đề và tránh việc trùng lặp ý tưởng hoặc sản xuất nội dung không liên quan.

Bên cạnh đó, để chiến dịch social content trở nên hiệu quả, nhà tiếp thị cần xác định các loại hình sản xuất nội dung phù hợp. Chẳng hạn, để thu hút khách hàng, doanh nghiệp có thể cân nhắc khi nào cần sử dụng văn bản và hình ảnh, khi nào dùng video/ livestream nhằm kêu gọi khán giả đưa ra ý kiến cá nhân hoặc nhận xét của họ về sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Không chỉ vậy, doanh nghiệp cũng cần chú ý tới việc đa dạng hóa nội dung để đạt được mục đích tiếp thị. Công thức phổ biến thường hay được sử dụng nhất khi xây dựng chiến dịch social content là quy tắc 80/20. Trong đó:

  • 80% bài đăng trên mạng xã hội phải mang đến nội dung hữu ích cho khách hàng. Nội dung tiếp thị cần cung cấp thông tin cần thiết, đưa ra những giải pháp hợp lý cho các vấn đề khách hàng hoặc cần mang tính giáo dục, giải trí cao, …
  • 20% nội dung còn lại doanh nghiệp có thể trực tiếp quảng bá hình ảnh thương hiệu, gây ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng.

Bước 4: Lên lịch nội dung

Lịch nội dung truyền thông trên xã hội sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả truyền thông. Theo Content Marketing Institute, 72% các marketer B2B cho rằng sự thành công trong việc phát triển nội dung của họ là nhờ có một chiến lược nội dung cụ thể, rõ ràng.

Việc lên lịch social content cho phép doanh nghiệp có thể sắp xếp và tổ chức các ý tưởng một cách hợp lý, từ đó giúp chiến lược truyền thông trên mạng xã hội đạt được hiệu quả tối đa.

Hơn nữa, việc lên lịch nội dung sẽ giúp marketers tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lượng xuất bản mỗi khi đăng bài. Nội dung cho mỗi bài đăng được lên lịch cần đảm bảo bao gồm những thông tin sau:

  • Thời gian: Khi nào bài viết sẽ được xuất bản? Setup thời gian cụ thể: ngày, giờ, tháng, năm cho từng bài viết.
  • Chủ đề: Bài đăng nói về nội dung gì? (Nên tập trung theo quy tắc 80/20 đã nói ở trên)
  • Mô tả trực quan: Bao gồm một đoạn giới thiệu ngắn gọn để mô tả về hình ảnh hoặc video, … bài đăng của doanh nghiệp.
  • Định dạng: Tùy vào nhu cầu cũng như mục đích marketing mà mỗi doanh nghiệp có thể xuất bản nội dung dưới dạng bài viết có hình ảnh, video hoặc kết hợp cả hai. Đôi khi cũng có thể là infographic hoặc hình thức livestream, …
  • Nền tảng mạng xã hội: Doanh nghiệp dự định đăng tải nội dung ở đâu (Facebook, Instagram, Tiktok hoặc nền tảng khác)?
    Người chịu trách nhiệm: với mỗi bài đăng, cần biết rõ ai là người lên ý tưởng và trình bày nội dung?

Như vậy, khi có một content calendar hoàn chỉnh cho chiến dịch social content marketing, doanh nghiệp có thể quản lý chặt chẽ các nội dung của mình từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc chiến dịch.

Bước 5: Quảng cáo và phân phối nội dung

Thành công của chiến lược social content không chỉ liên quan tới việc lập kế hoạch và xuất bản nội dung chất lượng. Một chiến lược hiệu quả còn liên quan đến việc doanh nghiệp chủ động phân phối nội dung để tiếp cận và thu hút khách hàng.

Ví dụ, khi đăng tải các bài viết dạng blog trên website của doanh nghiệp, hãy bao gồm các nút chia sẻ bài đăng tới các nền tảng xã hội khác nhau như Facebook, Instagram, Twitter, … Từ đó, khán giả có thể dễ dàng phân phối nội dung cho những người theo dõi họ trên các nền tảng đó và social content của doanh nghiệp sẽ được chia sẻ rộng rãi hơn.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tương tác với khách hàng bằng cách đặt câu hỏi và khuyến khích họ chia sẻ câu trả lời, nêu cảm nghĩ cá nhân thông qua phần bình luận trên các phương tiện truyền thông, … Lượt tương tác và chia sẻ càng nhiều chứng tỏ nội dung của doanh nghiệp thực sự hữu ích và có tầm ảnh hưởng đối với khách hàng. Điều quan trọng cần lưu ý rằng khi chia sẻ bất cứ điều gì với khán giả thì nội dung cần phải có giá trị đối với họ và liên quan trực tiếp đến thương hiệu của doanh nghiệp.

Bước 6: Đo lường kết quả

Bước cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng trong mọi chiến lược social content là theo dõi và đo lường kết quả. Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải xác định rõ các chỉ số (social metrics) sẽ sử dụng để giám sát và đo lường hiệu quả công việc. Theo dõi và đánh giá hiệu quả đúng cách là cơ sở để tạo ra một chiến lược có tuổi thọ.

Khi phân tích dữ liệu, doanh nghiệp hãy xem xét và theo dõi từng phần nội dung hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. Những người thực hiện giám sát chiến dịch cần kiểm tra hiệu suất của tất cả các kênh truyền thông xã hội ít nhất một lần mỗi tuần. Nắm bắt được số liệu chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh và tối ưu hóa kế hoạch của mình theo thời gian. Ba chỉ số truyền thông xã hội quan trọng để đo lường kết quả bao gồm:

  • Nhận thức: Số lần người dùng đã xem nội dung của doanh nghiệp theo số lần hiển thị và phạm vi tiếp cận
  • Tương tác: Lượt like (thích), comment (nhận xét) và share (chia sẻ) nội dung của doanh nghiệp, …
  • ROI: Tỷ lệ chuyển đổi và giới thiệu từ các nguồn bên ngoài