Influencer Là Gì? Cách phân loại Influencer

Influencer là gì?

Influencer là gì? Influencer là những người nổi tiếng có khả năng ảnh hưởng đến người khác.  Influencer đến từ nhiều ngành nghề, lĩnh vực khách nhau và hầu hết đều xuất phát từ mạng xã hội.

Các Influencer hiện nay khách hàng có thể dễ thấy nhất từ các nền tảng: TikToker, YouTuber, hot Instagram, Blogger, Vloger… có thể tạo ra sức ảnh hưởng trong cộng đồng của họ

Cách loại Influencer

Influencer hiện nay có rất nhiều cách để phân loại nhưng SKT MEDIA sẽ phân thành 2 loại chính như sau:

  • Phân loại Influencer theo số lượng người theo dõi trên các nền tảng của họ.
  • Phân loại Influencer theo mục tiêu.

Phân loại Influencer theo lượng người theo dỏi

Phân loại theo số lượt người theo dõi trên các mạng xã hội của họ là cách phổ biến nhất hiện nay để các nhãn hàng có thể đánh giá và chọn lựa

Đa phần các Influencer đều ảnh hưởng đến một nhóm đối tượng nhất định: Nhóm đối tượng này là fan của họ. Và các nhãn hàng hoặc các Agency có thể dựa vô số liệu này để có thể lựa chọn những Influencer phù hợp cho campaign

Hiện nay có 4 cấp phân loại Influencer dựa trên số lượng người theo dõi họ

  • Nano-influencer: Từ 1.000 đến 10.000 người theo dõi.
  • Micro-influencer: Từ 10.000 đến 100.000 người theo dõi.
  • Macro-influencer: Từ 100.000 đến 1.000.000 người theo dõi.
  • Mega-influencer: Từ 1.000.000 trở lên người theo dõi

Phân loại Influencer theo mục tiêu

Các phân loại theo mục tiêu thường thì sẽ dùng phổ biến cho các agency có thể lọc và tìm nhóm Influencer phù hợp cho các chiến dịch của khách hàng. Từng nhóm Influencer sẽ phục vụ cho một chiến dịch Influencer Marketing cụ thể.

Theo kinh nghiệm lâu năm trong ngành, SKT MEDIA sẽ đưa ra 8 nhóm Influencer theo từng mục tiêu khác nhau:

Phân loại Influencer theo mục tiêu

Với cách phân loại theo nhiệm vụ, influencer sẽ được gán với vai trò trong từng chiến dịch Influencer Marketing cụ thể. Cách phân loại này thường được dùng trong môi trường Agency.

  • Celebrity
  • KOL
  • Reviewer
  • Content Creator
  • Seeder
  • Community Group, Social Page
  • Social Seller

Celebrity (Người của công chúng)

  • Tạo được sự tinh tưởng từ nhãn hàng
  • Tạo hiệu ứng cho nhóm “người theo dõi” làm theo thần tượng
  • Tiếp cận và gây ấn tượng đến “người theo dõi”

KOL (Người dẫn dắt dư luận)

  • Giải thích được sản phẩm/dịch vụ ở góc độ chuyên gia. Tạo niềm tin cho người dùng về chất lượng sản phẩm/dịch vụ
  • Tiếp cận, ảnh hưởng đến tệp người theo dõi của KOL.

Reviewer (Người đánh giá sản phẩm)

  • Đưa ra nhận xét – trải nghiệm – đánh giá sản phẩm
  • Tạo cho người quan tâm sản phẩm cho một cái nhìn chi tiết hơn về sản phẩm

Content Creator (Nhà sáng tạo nội dung)

  • Xây dựng nội dung lồng ghép sản phẩm
  • Độ nhận diện thương hiệu tốt, cảm giác gần gũi với khách hàng tiềm năng nhất: Tiktok, Youtuber …
  • Tiếp cận được tệp người theo dõi cực tốt

Seeder (Người chia sẽ thông tin)

  • Tạo sự chú ý bằng cách chia sẻ thông tin theo số lượng nhỏ, hội nhóm nhỏ.
  • Tiếp cận bạn bè, người theo dõi của Seeder (Tệp khác hàng này thường không lớn)

Community Group, Social Page (Hội nhóm, trang tin cộng đồng)

  • Tạo được độ nhận diện thương hiệu
  • Tiếp cận thành viên trong hội nhóm bằng các nội dung review, mua bán – trao đổi sản phẩm trong Group
  • Tiếp cận và thu hút được nhóm khách hàng cho chung sở thích ( chung Group, Fanpage)

Social Seller (Người bán hàng qua mạng xã hội)

  • Thúc đẩy doanh số của sản phẩm bằng kỹ năng bán hàng như: video đánh giá, video giới thiệu hoặc Livestream – kỹ năng hot trend hiện nay.
  • Tiếp cận tệp bạn bè, khán giả của người bán

Kết luận

Phân biệt được các Influencer vô cùng quan trọng: giúp cho doanh nghiệp có thể hợp tác được với các Influencer tốt nhất cho kế hoạch kinh doanh. Từ đó đem lại doanh thu – lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Không cần bạn phải quá nổi tiếng, bạn cũng trở thành một Influencer với tệp “khán giả” trung thành của bạn.

SKT MEDIA – đơn vị chuyên booking KOL/influencer Marketing. Tư vấn chiến lược booking phù hợp từng nhãn hàng