Bước sang năm 2024, hành vi mua hàng của người dùng đã dần thay đổi, một mặt hàng được bán ở rất nhiều shop và rất nhiều nền tảng: Shopee, Tiktok Shop, Lazada,…. chính vì vậy khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn trong việc mua sắm. Điều này gián tiếp khiến cho quyết định mua hàng cẩn thận hơn. Họ sẽ tìm nhiều nguồn đánh giá sản phẩm của những người đi trước, điều này là lí do khiến cho thế hệ KOC thành lập và phát triển mạnh mẽ.
KOC dần dần hình thành và trở thành một nghề xu hướng trong thời đại công nghiệp 4.0 và đặc biệt là sự trổi dậy của Tiktok Shop. Vậy KOC là gì? Vì sao KOC lại trở thành nghề xu hướng của tương lai? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau
Là một thuật ngữ tương đối mới mẻ trong lĩnh vực tiếp thị, KOC thường chưa có một lượng lớn người theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, với thời gian và sự cam kết lâu dài, họ có khả năng thu hút một lượng lớn người theo dõi trung thành. Điểm mạnh của KOC nằm ở khả năng ảnh hưởng sâu rộng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng thông qua các bài đánh giá và phản hồi chân thực.
KOC kiếm tiền như thế nào?
Trong khi các KOLs (Key Opinion Leaders) thường được các thương hiệu tiếp cận và ký kết hợp đồng dựa trên bảng giá mà họ đề xuất thì KOC (viết tắt Key Opinion Consumers) lại hoạt động theo cách khác biệt.
Các KOC thường nhận sản phẩm từ thương hiệu hoặc tự mình chi tiền để mua sản phẩm và sau đó, họ sẽ tự mình sử dụng sản phẩm đó. Họ kiếm tiền thông qua việc quảng bá sản phẩm hoặc qua tiếp thị liên kết, còn được biết đến là affiliate marketing.
Tiếp theo, KOCs sẽ chia sẻ đánh giá cá nhân về sản phẩm đó với người theo dõi của mình. Thu nhập hoa hồng của họ đến từ việc sử dụng các link dẫn đến sản phẩm, hoạt động marketing liên kết với các sàn giao dịch thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee, Tiktok. Thu nhập hoa hồng sẽ tăng lên tuỳ thuộc vào số lượng đơn hàng được tạo ra từ các link của họ.
Làm thế nào để đánh giá chất lượng KOC?
Relevant (tệp khách hàng liên quan)
Đây là chỉ số để đánh giá mức độ lan truyền và tính phù hợp của Influencer trong các lĩnh vực hoặc ngành cụ thể, phản ánh khả năng ảnh hưởng và sự tương thích của họ với từng ngành.
Mặc dù một Influencer có thể hoạt động và gây ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng họ thường nổi bật và có điểm Relevance cao (trên 60%) trong các ngành họ thường xuyên đăng tải nội dung và có kiến thức sâu rộng. Điểm số này được xác định qua việc đánh giá sự tương thích giữa Influencer và đối tượng mục tiêu của họ, cũng như sự phù hợp giữa nội dung do Influencer sản xuất và thương hiệu trong ngành họ hoạt động.
Performance (Tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng)
Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bán hàng dựa vào nội dung mà người ảnh hưởng đã phổ biến và quảng cáo. Một Influencer được coi là có tác động mạnh mẽ tới người tiêu dùng khi họ chia sẻ thông tin hấp dẫn về sản phẩm hoặc dịch vụ, làm cho người dùng quan tâm và sử dụng hàng hóa hay dịch vụ đến từ công ty.
Growth (Độ tăng tưởng)
Thương hiệu luôn luôn tìm kiếm và áp dụng thông tin mới mẻ, nhằm giữ cho chiến lược marketing của các influencer luôn tươi mới và hiệu quả. Điều này bao gồm việc theo dõi sát sao các xu hướng thị trường và chọn lựa những người có ảnh hưởng phù hợp với sản phẩm, đồng thời có khả năng tiếp cận và ảnh hưởng đến nhóm khách hàng mục tiêu.
Qua cách làm này, các chiến dịch quảng bá sẽ được tối ưu hóa, mang lại kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp.
Cách sử dụng KOC giới thiệu chân thật nhất
KOC khi quảng cáo sản phẩm một cách không tinh tế, phóng đại quá mức về sản phẩm thường dẫn đến việc KOC cùng sản phẩm bị người tiêu dùng đánh giá tiêu cực. Sự không trung thực trong việc quảng bá, nâng cao các tính năng sản phẩm so với thực tế đã tạo nên nhiều phản ứng không mong muốn.
Hành động này thường xuyên được gặp trong ngành F&B. Để khắc phục tình hình, bạn có thể áp dụng nguyên lý 80/20, tức là 20% phản hồi tiêu cực sẽ mang lại 80% sự tin tưởng. Đây là nguyên lý do nhà kinh tế người Ý Pareto đề xuất: “20% nguyên nhân gây ra 80% hiệu quả”.
Một đánh giá với 80% lời khen ngợi và 20% lời phê bình sẽ tạo ra sự tin tưởng cao hơn từ người dùng. Điều này cho thấy KOC đang phát triển mạnh mẽ và có thể vượt qua KOLs trong tương lai dựa trên sự tin tưởng từ người tiêu dùng. Các thương hiệu và doanh nghiệp cần điều chỉnh và cập nhật xu hướng này để tối ưu hóa hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo sản phẩm của họ.
Kết thúc
Nếu là 1 thường hiệu, cần người PR sản phẩm trên nhiều nền tảng. KOC là 1 lựa chọn khả quan, nhưng không thể phủ nhận được những KOL, Influencer đã liên tục tạo ra nội dung.
1 thương hiệu, hãy thông minh trong việc lựa chọn cho mình 1 người quảng bá truyền thông hiệu quả, giúp thúc đẩy thương hiệu của mình được phát triển hơn
Mình hy vọng bài viết phía trên đây mà mình vừa chia sẻ sẽ phần nào giúp cho bạn có thêm nhiều kiến thức về KOC là gì? Và vì sao KOC lại là xu hướng và sẽ dần thay thế KOLs.